Cần lưu ý những gì khi làm hợp đồng mua bán nhà?
Đối với hợp đồng mua bán nhà phố
Nếu nhà ở là nhà phố thì phải có sẵn, đã được công nhận sở hữu nhà trên giấy chứng nhận.
Hợp đồng mua bán được lập tại Đơn vị công chứng có nội dung giao dịch thường theo mẫu cũng khá đầy đủ nội dung giao dịch, tuy nhiên tùy theo đặc điểm từng giao dịch (tình trạng nhà, người mua, thanh toán,…) có thể đưa thêm quy định chú trọng về những đặc điểm riêng đó để hợp đồng chặt chẽ hơn, giảm rủi ro và tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Người mua cần lưu ý nên ghi đúng số tiền thanh toán, có thể chọn việc thanh toán qua ngân hàng (chuyển toàn bộ tiền vào ngân hàng, khi chuyển tên cho người mua xong thì bên bán đến ngân hàng nhận tiền), tiến trình bên bán về kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân, quyền được hủy hợp đồng nếu không sang tên trước bạ được.
Đối với nhà thuộc dự án nhà ở
Nếu là nhà thuộc dự án nhà ở và mua từ chủ đầu tư, nếu nhà đã có sẵn và được cấp giấy chứng nhận thì việc giao dịch tại đơn vị công chứng cần lưu ý về điều khoản hợp đồng giống như nhà phố. Đối với nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án thì phải đủ điều kiện đưa vào giao dịch, có bảo lãnh của ngân hàng theo quy định pháp luật. Hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở này phải đăng ký tại Sở Công thương hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
Người mua cần quan tâm đến thời hạn bàn giao nhà ở, lịch trình thanh toán và việc phạt vi phạm, quyền chấm dứt hợp đồng của chủ đầu tư khi người mua rơi vào hoàn cảnh chậm thanh toán.
Trường hợp nhận chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán, văn bản chuyển nhượng sẽ thực hiện tại Đơn vị công chứng, người mua sẽ là bên thực hiện tiếp các quyền và nghĩa vụ của người mua trước đã ghi nhận trong hợp đồng mua bán. Ở trường hợp này, người mua không thể sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán nên chỉ có thể đọc và xem xét điều khoản của hợp đồng mua bán có phù hợp với mình hay không, trước khi quyết định việc nhận chuyển nhượng hợp đồng.
Tham khảo thêm dự án : Golden City 2 Tô Ngọc Vân Quận 12
NhaPhoVietNam theo TBKD