Tư vấn luật đất đai

Làm sao để nhà mua trước hôn nhân không thành tài sản chung?

Anh Thành (28 tuổi, quê Hà Nam) hiện đang độc thân và chuẩn bị mua nhà ở Hà Nội. Tuy nhiên, anh muốn khi cưới vợ, ngôi nhà đó vẫn là tài sản của riêng mình. Pháp luật có cho phép điều này không và nếu có thì anh Thành phải làm gì để nhà mua trước hôn nhân không trở thành tài sản chung của hai vợ chồng?

Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

Như vậy, tài sản được tạo lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng. Trừ trường hợp người đó đồng ý hoặc thỏa thuận nhập tài sản của mình vào khối tài sản chung của cả hai. Tức là về nguyên tắc, căn nhà mua trước khi kết hôn sẽ là tài sản riêng của anh Thành, trừ khi anh Thành đồng ý hoặc thỏa thuận sẽ nhập căn nhà này vào tài sản chung của mình và vợ.

Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp về tài sản giữa hai vợ chồng thì anh Thành cần chứng minh được căn nhà đó là tài sản do anh tạo lập trước khi kết hôn và anh không đồng ý việc nhập tài sản đó làm tài sản chung. Giấy tờ chứng minh gồm có: giấy chứng nhận kết hôn; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ sở hữu; sổ tiết kiệm...

Để chắc chắn việc đưa ngôi nhà trở thành tài sản riêng trước hôn nhân, anh Thành nên cùng vợ lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ và chồng tại Văn phòng công chứng. Lưu ý, văn bản thỏa thuận này chỉ được lập và công nhận khi 2 người chưa đăng ký kết hôn, tức là chưa ra UBND xã, phường để làm thủ tục đăng ký kết hôn (không liên quan việc tổ chức đám cưới hay chưa). Văn bản này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi 2 người đăng ký kết hôn. Việc xác lập thỏa thuận này đồng nghĩa với việc có sự chứng kiến của pháp luật để đảm bảo về chế độ tài sản của hai vợ chồng nếu có rủi ro không mong muốn xảy ra.

Theo batdongsan.com.vn

Tin cùng loại

Quy định mới về sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh người dân cần biết !

Quy định mới về sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh người dân cần biết !

Sáp nhập tỉnh, xã sẽ làm thay đổi địa giới hành chính, tên gọi, địa chỉ. Nhiều người thắc mắc, khi đó địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ) sẽ thay đổi thì sổ đỏ có còn giá trị pháp lý? Người dân có bắt buộc phải đính chính thông tin trên sổ đỏ?
Mở rộng đường Thạnh Xuân 25 và nhiều công trình ở quận 12, TP.HCM

Mở rộng đường Thạnh Xuân 25 và nhiều công trình ở quận 12, TP.HCM

UBND quận 12 tiến hành khởi công, mở rộng đường Thạnh Xuân 25 để xóa tình trạng ùn ứ, ngập nước, đảm bảo đi lại thuận tiện cho người dân.
‘Tạm khoá báo có’ là gì ? Tiền có thể vào tài khoản khi ‘tạm khoá báo có’ không ?

‘Tạm khoá báo có’ là gì ? Tiền có thể vào tài khoản khi ‘tạm khoá báo có’ không ?

Trong thời gian từ ngày 19.09.2021 , có nhiều người thắc mắc với cụm từ “tạm khóa báo có”. Nhằm giúp bạn có câu trả lời về hình thức tạm khóa báo có vào tài khoản, Trong bài viết dưới đây Amland sẽ tổng hợp cung cấp thông tin và giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
093 213 0068