Tư vấn luật đất đai

Những loại hợp đồng về nhà đất không bắt buộc công chứng, chứng thực

Thông thường các loại hợp đồng về nhà đất phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không bắt buộc công chứng, chứng thực với các loại hợp đồng về nhà đất sau đây:

1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên bao gồm:

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

2. Hợp đồng về nhà 

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng (trừ trường hợp các bên có nhu cầu) đối với các loại hợp đồng về nhà ở sau đây:

- Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

- Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;

- Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;

- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

3. Hợp đồng kinh doanh bất động sản

Theo Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:

- Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;

- Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;

- Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;

- Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

- Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận,  trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Theo Thuvienphapluat

Xem thêm :

 3 mốc thời gian cần lưu ý khi sang tên sổ đỏ

So sánh dễ hiểu quy hoạch 1/500 và 1/2000

Các dự án Nhà Phố cao cấp tại Quận 12 

Tin cùng loại

Mở rộng đường Thạnh Xuân 25 và nhiều công trình ở quận 12, TP.HCM

Mở rộng đường Thạnh Xuân 25 và nhiều công trình ở quận 12, TP.HCM

UBND quận 12 tiến hành khởi công, mở rộng đường Thạnh Xuân 25 để xóa tình trạng ùn ứ, ngập nước, đảm bảo đi lại thuận tiện cho người dân.
‘Tạm khoá báo có’ là gì ? Tiền có thể vào tài khoản khi ‘tạm khoá báo có’ không ?

‘Tạm khoá báo có’ là gì ? Tiền có thể vào tài khoản khi ‘tạm khoá báo có’ không ?

Trong thời gian từ ngày 19.09.2021 , có nhiều người thắc mắc với cụm từ “tạm khóa báo có”. Nhằm giúp bạn có câu trả lời về hình thức tạm khóa báo có vào tài khoản, Trong bài viết dưới đây Amland sẽ tổng hợp cung cấp thông tin và giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quy hoạch 1/500 là gì? Tìm hiểu chi tiết nội dung quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500 là gì? Tìm hiểu chi tiết nội dung quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500 là một trong những thuật ngữ tương đối khó hiểu, đặc biệt với những người không có kiến thức chuyên môn về xây dựng. Vậy chính xác quy hoạch 1/500 là gì? Dựa vào đâu để phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000.Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hình dung và áp dụng thực tế một cách chính xác nhất.
093 213 0068