Tư vấn luật đất đai

So sánh 2 hình thức giải ngân khi vay mua nhà

Không phải ai cũng có sẵn một khoản tiền lớn để chi trả 1 lần khi mua nhà. Vay vốn ngân hàng vì vậy cũng là giải pháp hỗ trợ phổ biến và đắc lực đối với đa số người mua nhà hiện nay. Trong đó, hai hình thức giải ngân cho người vay thường gặp nhất là phong tỏa và không phong tỏa.

A. Giải ngân phong tỏa

Đây là hình thức an toàn cho cả người vay lẫn ngân hàng. Theo đó, số tiền mà người mua đề nghị vay sẽ được ngân hàng sẽ giải ngân cho bên người bán. Song, dù số tiền đã được chuyển sang tài khoản của bên bán nhưng tại thời điểm này sẽ bị ngân hàng “tạm khóa”. Chỉ đến khi người mua hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền, bên bán mới được phép rút ra sử dụng. Trong thời gian đó, khoản tiền được chuyển cho bên bán có thể coi như tiền tiết kiệm và sẽ được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng. 

Hình thức giải ngân này đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng hiện nay cho gói vay mua nhà trả góp. Trên thực tế, phương pháp này an toàn cho cả phía ngân hàng lẫn người mua nhà bởi sổ đỏ của nhà/ đất/ tài sản đảm bảo sẽ được sang tên cho người đi vay. 

Hình thức giải ngân vay vốn mua nhà phong tỏa và không phong tỏa đều có những ưu, nhược điểm riêng

Hình thức giải ngân vay vốn mua nhà phong tỏa và không phong tỏa đều có những ưu, nhược điểm riêng

Ưu điểm:

Ưu điểm trước tiên của hình thức giải ngân phong tỏa đó là sự an toàn khi sổ đỏ chắc chắn sẽ được đứng tên bởi người vay. Do có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục sang tên như: kê khai thuế phức tạp hay không thẩm định được hồ sơ, dẫn đến không sang tên được.

Tài khoản ngân hàng của bên bán vẫn sẽ nhận được tiền giải ngân trong quá trình đợi sổ đỏ sang tên cho người mua và có thể coi như một khoản gửi ngân hàng giữ hộ.
 
Nhược điểm:

Tuy nhiên, vẫn có nhược điểm đối với hình thức giải ngân phong tỏa vì không phải người bán nào cũng đồng ý với cách thức giải ngân này. Do tâm lý thích tiền mặt và cũng nhiều người cần tiền gấp mới cần bán nhà ngay nên thời gian chờ đợi sang tên có thể trở thành rào cản khiến người bán không đồng ý bán nhà cho bạn. Việc cần làm là hãy trao đổi trước với bên bán về cách thức đặt cọc, thanh toán và cách thức giải ngân của ngân hàng để giao dịch có thể diễn ra một cách thuận lợi.
 
B. Hình thức giải ngân không phong tỏa

Với phương thức này, số tiền mà người mua đề nghị vay mà ngân hàng chuyển cho bên bán sẽ có thể rút ra và sử dụng ngay sau khi người mua công chứng hợp đồng mua bán xong và cung cấp cho ngân hàng.

Hình thức giải ngân này dù vậy lại không phổ biến khi chỉ có một vài ngân hàng đang áp dụng cho việc vay mua nhà trả góp. 

Thông qua hình thức vay mua nhà trả góp, nhiều người đã có thể sở hữu căn nhà mơ ước của mình

Ưu điểm:

Thuận tiện, nhanh chóng cho bên bán là ưu điểm có thể nhận thấy của hình thức giải ngân này vì họ có thể nhận được tiền ngay lập tức mà không phải chờ đợi lâu.
 
Nhược điểm:

Nhược điểm của phương thức giải ngân không phong tỏa là tính rủi ro lớn. Đây cũng là lý do tại sao tính phổ biến của nó bị thu hẹp đi rất nhiều và ít được khuyến khích sử dụng.

Nếu có, cũng sẽ thường áp dụng cho một vài ngân hàng, chi nhánh và dành cho khoản vay nhỏ để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng. Đó là chưa kể tới việc, người mua sẽ cần đóng thêm một vài chi phí phát sinh khi có những ngân hàng sẽ yêu cầu xác minh khả năng sang tên rồi mới quyết định giải ngân. 

Bảng tóm tắt ưu, nhược điểm của 2 hình thức giải ngân dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để áp dụng khi có nhu cầu muốn vay mua nhà trả góp:

Hình thức giải ngân Phong tỏa Không phong tỏa

Ưu điểm

 

- An toàn với ngân hàng cũng như người mua 
- Người bán có thể coi như một khoản tiền gửi tiết kiệm
- Người bán được nhận tiền ngay và có thể sử dụng được luôn
Nhược điểm - Để nhận được tiền, người bán sẽ mất thời gian. Việc thuyết phục người bán có thể khó khăn và mất nhiều thời gian hơn song bù lại sẽ đảm bảo chắc chắn trong giao dịch mua bán.

- Rủi ro với ngân hàng và người mua 

- Không được nhiều ngân hàng áp dụng và nếu có cũng phải tùy thuộc vào điều kiện của từng khách hàng

 

(Theo Tạp chí Thanh Niên)

Xem thêm : DỰ ÁN NHÀ PHỐ QUẬN 12 HỖ TRỢ VAY NGÂN HÀNG

Tin cùng loại

Mở rộng đường Thạnh Xuân 25 và nhiều công trình ở quận 12, TP.HCM

Mở rộng đường Thạnh Xuân 25 và nhiều công trình ở quận 12, TP.HCM

UBND quận 12 tiến hành khởi công, mở rộng đường Thạnh Xuân 25 để xóa tình trạng ùn ứ, ngập nước, đảm bảo đi lại thuận tiện cho người dân.
‘Tạm khoá báo có’ là gì ? Tiền có thể vào tài khoản khi ‘tạm khoá báo có’ không ?

‘Tạm khoá báo có’ là gì ? Tiền có thể vào tài khoản khi ‘tạm khoá báo có’ không ?

Trong thời gian từ ngày 19.09.2021 , có nhiều người thắc mắc với cụm từ “tạm khóa báo có”. Nhằm giúp bạn có câu trả lời về hình thức tạm khóa báo có vào tài khoản, Trong bài viết dưới đây Amland sẽ tổng hợp cung cấp thông tin và giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quy hoạch 1/500 là gì? Tìm hiểu chi tiết nội dung quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500 là gì? Tìm hiểu chi tiết nội dung quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500 là một trong những thuật ngữ tương đối khó hiểu, đặc biệt với những người không có kiến thức chuyên môn về xây dựng. Vậy chính xác quy hoạch 1/500 là gì? Dựa vào đâu để phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000.Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hình dung và áp dụng thực tế một cách chính xác nhất.
093 213 0068